Cấu tạo Sàn Panel Lắp Ghép trong xây dựng.

Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh của xã hội, các khu đô thị lớn, các tòa nhà cao tầng mọc lên ngày một nhiều. Để bắt kịp xu thế phát triển đó, nhiều doanh nghiệp xây dựng đang ngày càng cải tiến và đổi mới công nghệ nhằm hướng tới việc sử dụng các vật liệu mới giúp tiết kiệm chi phí, tăng tiến độ xây dựng mà vẫn đảm bảo được chất lượng cũng tính thẩm mỹ, phù hợp với xu hướng thiết kế của một ngôi nhà hiện nay. Là một trong những vật liệu mới, được áp dụng công nghệ tiên tiến của Pháp, sàn panel lắp ghép là loại sàn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với những sàn bê tông truyền thống trước đây. Với kết cấu khoa học, sàn panel lắp ghép có sức chịu tải tốt, rất phù hợp với các công trình xây dựng nhà cao tầng, hay mở rộng cải tạo với những căn nhà có nền móng đất yếu. Nhưng bạn vẫn còn đang băn khoăn về cấu tạo sàn panel lắp ghép như thế nào? Chất lượng và tính hiệu quả cũng như giá thành  của sàn panel lắp ghép ra sao. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn và cho bạn thấy cấu tạo sàn panel lắp  ghép như thế nào và tính hiệu quả của sàn panel lắp ghép ra sao?

 

Cấu tạo về Sàn Panel Lắp Ghép.
                                   Cấu tạo về Sàn Panel Lắp Ghép.

 

Sàn Panel lắp ghép là gì?

 

Sàn Panel Lắp Ghép Dạng 3D
                                     Sàn Panel Lắp Ghép Dạng 3D

Sàn Panel Lắp Ghép: Bao gồm tổ hợp dầm bê tông dự ứng lực cường độ cao được đúc sẵn , gạch bê tông rỗng và lớp bê tông cốt thép đổ bù tại chỗ liên kết thành một hệ thống Sàn Panel Siêu Nhẹ hoàn hảo.

Cấu tạo sàn Panel lắp ghép và tính hiệu quả của sàn Panel lắp ghép trong xây dựng:

 

Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép
                                       Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép
  • Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép: Là loại sàn có kết cấu đơn giản, được lắp ghép bởi các dầm chịu lực và những viên Block sàn rỗng được đúc sẵn có trọng lượng thấp nên không cần hoặc chỉ sử dụng rất ít cốt pha hay cột chống trong quá trình thi công. Thời gian thi công sàn nhanh, mặt bằng thi công gọn, sạch, hạn chế tối đa việc dùng các vật liệu rời nên tránh được bụi và ô nhiễm môi trường, chi phí giảm nhiều so với sàn đổ bê tông tại chỗ do không cần phải sử dụng cốt pha hay dàn giáo khi thi công. Đặc biệt sàn mái có thể sử dụng ngay sau khi thi công và có thể tiếp tục lên tầng ngay sau khi đổ sàn.
  • Hệ thống Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép: Tuy có thiết kế khá đơn giản nhưng Sàn Panel được kết cấu bằng những thanh dầm PPB và viên Block sàn, mang tính ưu việt cao: sự kết hợp sức chịu tải của dầm bê tông dự ứng lực cường độ cao được đúc sẵn với khả năng cách âm, cách nhiệt và có trọng lượng nhỏ do có cấu tạo rỗng của viên Block sàn cùng với lớp bê tông lưới thép phủ đã tạo nên một hệ thống sàn hoàn hảo.
  • Sàn Panel Siêu Nhẹ: Dùng làm sàn trong nhà có độ dày 160mm. Trong đó, chiều dày dầm và gạch là 120mm, còn 40mm là chiều dày bê tông trên lớp gạch (bê tông mác 200). Về yêu cầu, để đảm bảo độ bền tuyệt đối, người sử dụng cần ghi nhớ những điều quan trọng sau:
    Cấu tạo sàn Panel lắp ghép : Với tính ưu việt cao, mang đến những lợi thế khi thi công: Thời gian thi công nhanh, mặt bằng thi công gọn, sạch, hạn chế được tối đa việc dùng và sử dụng các vật liệu rời nên tránh được bụi cùng ô nhiễm môi trường, làm giảm chi phí so với sàn đổ tại chỗ do không cần phải sử dụng cốp pha, dựng dàn giáo khi thi công.

     Những điểm nổi bật trong Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép với các công trình.

    Ưu điểm trong Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép.
     Ưu điểm trong Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép.

    Chất lượng luôn được đảm bảo do Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép là sự kết hợp của các nguyên vật liệu và cấu kiện để sản xuất ra Sàn Panel.

    – Thi công nhanh và gọn nhẹ : Do Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép được sản xuất với công nghệ hiện đại của Pháp nên các cấu kiện Sàn Panel Siêu Nhẹ đều nhỏ gọn, nhẹ có thể mang vác bằng thủ công lên cao và chuyển vào ngõ ngách ở trong thành phố Hà Nội. Rất phù hợp với các công trình làm mới, sửa chữa nhà, làm sàn,mái,gác xép thay thế sàn gỗ, cải tạo nhà cơi nới có nền móng yếu cần yêu cầu phải nhẹ, thi công nhanh gọn.

    – Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép: Với ưu điểm có thời gian thi công nhanh gọn, sạch. Trung bình mỗi ngày 1 tổ 10 người làm được từ 30 đến 50m2 sàn. Thời gian bảo dưỡng ngắn nên rút ngắn thời gian chờ đợi để làm công việc tiếp theo. Phần tầng dưới sàn có thể thi công các công tác hoàn thiện ngay sau khi đổ bê tông trên sàn. Hạn chế tối đa việc dùng các vật liệu rời nên tránh được bụi và ô nhiễm môi trường, chi phí giảm so với bê tông đổ tại chỗ do không phải sử dụng cốt pha và cột chống.

    – Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép: được tối ưu hóa và khắc phục hoàn toàn những lỗi mà sàn bê tông truyền thống không làm được như: trần phẳng, độ nhám cao nên dễ trát trần cũng như làm đẹp ngôi nhà của bạn.
    – Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt do Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép có các viên Block rỗng bên trong

    – Ngoài những ưu điểm trên khách hàng cũng cần có những lưu ý về Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép nhằm nắm bắt được hạn chế của Sàn Panel, làm giảm lỗi và sự cố khi thi công trình cũng như khi đưa vào sử dụng công trình lâu dài.

    Những lưu ý về Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép Trong Thi Công.
                        Những lưu ý về Cấu Tạo Sàn Panel Lắp Ghép Trong Thi Công.

    +  Do bề mặt sàn panel siêu nhẹ phải luôn có độ ẩm nên sau khi hoàn thành đổ bê tông khoảng 1 ngày chúng ta phải tưới nước thường xuyên. Nhất là những khu vực bề mặt thoáng gió, hay bị ánh nắng chiếu trực tiếp.
    + Sau từ 2 đến 3 ngày (trong điều kiện trời lạnh ít nhất là 3 ngày) đổ bê tông mới có thể đi lại hay làm các công việc nhẹ. Ngoài ra, cần tránh để vật liệu thành đống trên bề mặt sàn panel siêu nhẹ.
    + Do giữa dầm và gạch thường có các khe hở nhỏ từ 5-7cm, nên với mặt dưới của sàn panel siêu nhẹ, trước khi trát chúng ta cần dùng bay nhỏ để trát các khe hở trước bằng vữa xi măng rồi mới tiến hành trát cả trần.
    + Thời gian dỡ chống với các cột chống trong nhà là từ 3-5 ngày. Còn thời gian dỡ chống với các ban công, ô văng là từ 7 – 10 ngày (tùy độ dài đua ra). Sàn panel siêu nhẹ và những lưu ý về cách sử dụng khi thi công.
    + Nếu làm trần phẳng, độ dày lớp vữa chỉ cần ở khoảng từ 5 – 7mm.
    + Với các cốt pha bao quanh, có thể dỡ sau 1 ngày đổ bê tông.

    Với những chia sẽ của chúng tôi có thể cho bạn thấy rõ được những tính năng nổi bật của Sàn Panel trong xây dựng nhà cũng như các công trình lớn. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn hoặc bạn mong muốn thi công sàn panel cho ngôi nhà sắp tới của bạn. Thì hãy đến với chúng tôi để nhận được những sự tư vấn và góp ý tốt nhất từ những kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng. Đến với sanpanelsieunhe.com bạn sẽ không còn phải lo lắng về kết cấu ngôi nhà.Niềm vui của bạn, chính là mơ ước của chúng tôi.